Cách dùng dung dịch bù nước điện giải
Ngày đăng: 26/03/2022
Tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Khi mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể, dấu hiệu đầu tiên là khát, nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, dễ bị kích thích, giảm niệu hoặc vô niệu, trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê xuất hiện nhanh.
Trong các trường hợp bị mất nước như tiêu chảy, sốt cao… khiến cho cơ thể bị mất nước và các chất điện giải.
Tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Khi mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể, dấu hiệu đầu tiên là khát, nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, dễ bị kích thích, giảm niệu hoặc vô niệu, trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê xuất hiện nhanh.
Nếu lượng nước mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, và nặng hơn, dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, điều quan trọng và cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảycấp từ nhẹ đến vừa.
Khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và các chất điện giải.
Đối với bệnh sởi với biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban… có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có tiêu chảy. Vì vậy trong phác đồ điều trị sởi của Bộ Y tế, một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ là bồi phụ nước, điện giải qua đường uống (chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải).
Vậy việc dùng dung dịch ORS để bù nước và điện giải này thế nào cho đúng? Hiện trên thị trường có hai dạng thuốc uống và viên nén sủi bọt. Cần hòa tan các gói hoặc viên thuốc trong nước theo hướng dẫn ghi trên nhãn của từng loại chế phẩm. Không được pha ước chừng, đại khái khiến dung dịch có thể bị đặc hoặc loãng đều không có lợi cho cơ thể mà còn gây hại.
Pha oresol đúng cách có tác dụng bù nước điện giải.
Không dùng ORS cho các trường hợp vô niệu hoặc giảm niệu (vì cần có chức năng thận bình thường để đào thải bất kỳ lượng nước tiểu hoặc điện giải thừa nào. Ở người bệnh vô niệu hoặc giảm niệu kéo dài cần phải tiêm nước và điện giải một cách chính xác; tuy vậy giảm niệu nhất thời là một nét đặc trưng của mất nước do tiêu chảy, nên khi đó không chống chỉ định liệu pháp bù nước đường uống), mất nước nặng kèm triệu chứng sốc (bù nước bằng đường uống sẽ quá chậm, cần phải điều trị nhanh chóng bằng đường tiêm tĩnh mạch), tiêu chảy nặng (người bệnh có thể không uống được đủ nước để bù lượng nước bị mất liên tục), nôn nhiều và kéo dài, tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột…
Khi dùng dung dịch này người dùng thường gặp triệu chứng như nôn nhẹ khi bắt đầu điều trị, khi đó tiếp tục điều trị bằng cách cho uống chậm, nhiều lần với lượng ít. Nếu thấy mi mắt húp nặng, có thể tạm thời ngừng điều trị. Cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống thêm nước giữa các lần uống ORS để tránh tăng natri - huyết...
Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống